Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Tam tự kinh bài 1: Nhân chi sơ

,

Tam tự kinh là một cuốn sách vỡ lòng của học sinh Trung Quốc thời xưa. Mỗi câu có 3 chữ, dễ nhớ dễ đọc. Không những để học chữ, tam tự kinh còn dạy trẻ em cách đối nhân xử thế. 

Đọc thuộc Tam tự kinh bạn sẽ có vốn từ vựng khoảng hơn 500 chữ.

Nội dung sách chia làm 44 đoạn, phân thành sáu phần và lấy các chữ của câu đầu để đặt tựa.
Mình sẽ chia nhỏ ra thành từng đoạn kèm theo dịch nghĩa, có chiết tự để dễ nhớ hơn. Tuy nhiên chiết tự ở dạng phồn thể, có vài từ giản thể không y hệt vậy.

Xem video TAM TỰ KINH

Phồn thể:

人之初,性本善;
rén zhī chū, xìng běn shàn
Nhân chi sơ; Tính bản thiện.

性相近,習相遠。
xìng xiāng jìn, xí xiāng yuǎn
Tính tương cận; Tập tương viễn.

苟不教,性乃遷;
gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān
Cẩu bất giáo; Tính nãi thiên.

教之道,貴以專
jiào zhī dào, guì yǐ zhuān
Giáo chi đạo; Quí dĩ chuyên

Giản thể: (Phiên âm như trên)

人之初,性本善

性相近,习相远

苟不教,性乃迁

教之道,贵以专

Từ vựng:

Nhân (人) : Người
Sơ (初): Ban đầu, khởi đầu
Chi (之):tương đương từ 的, nghĩa sở hữu. Cổ văn dùng từ này, còn bạch thoại dùng từ 的
Tính (性):tính cách
Bản (本):bản, vốn dĩ
Thiện (善):tốt, lành
Tương (相):nhau, so với
Cận (近):gần
Tập (習):học, tiếp xúc với môi trường
Viễn ( 遠):xa, khác
Cẩu (苟):nếu
Giáo (教):dạy, hướng dẫn
Nãi (乃):có thể
Thiên (遷):thay đổi
Đạo (道):con đường, phương pháp, hướng đi. Gồm bộ 辶Sước (đi tới) và 首 Thủ (cái đầu); chữ hội ý: dùng cái đầu có suy nghĩ, dẫn dắt đi tới nơi đã định.
Quí (貴):quan trọng nhất. gồm chữ Trung (中) tiếp đến chữ Nhất ( 一) cuối cùng chữ Bối (贝).
- Trong lòng luôn coi sự trung thành như là một bảo bối đó là điều đáng quý nhất.
Chuyên (專):tập trung, chuyên cần


Con người lúc bắt đầu, tính vốn thiện lương

Tính vốn gần giống nhau, qua sự học mà khác nhau

Nếu không dạy, tính ấy sẽ đổi

Cách giáo dục là quý ở sự chuyên cần

2 nhận xét:

  1. cảm ơn c Rei nhiều vì đã chia sẻ ạ , mà c ơi e k vào link youtube được ạ :(((

    Trả lờiXóa
  2. 《Tam Tự Kinh》được đặt ở vị trí cao là kinh thư.
    《Tam Tự Kinh》 là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng đã được dùng làm sách giáo khoa trong trường tư thục từ thời nhà Tống, tương đương với sách giáo khoa tiểu học ngày nay, do đại Nho gia Tống triều Vương Ứng Lân tiên sinh soạn.

    Điều thần kỳ nhất là nó đem nội hàm căn bản của Nho học và văn học, lịch sử, triết học, thiên văn địa lý cô đọng tại đây, như một phiên bản thu nhỏ của văn hóa truyền thống Trung Quốc, được cổ nhân tôn sùng là “kinh” thư.

    Kinh, là đạo lý bất biến. Đó là khuôn mẫu mà cổ nhân cho rằng đáng để tất cả mọi người noi theo và học tập.

    Xem thêm tại: Tam Tự Kinh

    Trả lờiXóa